Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Việt Trong Truyện Ngắn ” Những Đứa Con Trong Gia Đình”

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com

Đề bài: Nhận xét của anh chị về nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình của nguyễn đình thi.

Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Việt trong truyện ngắn ” Những đứa con trong gia đình”

Nguyễn Thi có quê gốc ở miền Bắc nhưng ông lại chọn mảnh đất Nam Bộ để xây dựng lâu đài sự nghiệp văn học của mình.Tên tuổi của ông đã gắn liền với những tác phẩm tên tuổi như Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình… Và Những đứa con trong gia đình thật đặc biệt, suất sắc để lại nhiều ấn tượng trong em. Trong toàn bộ câu chuyện tác giả đã dựng nên được hình tượng những người con trong một gia đình lớn, gia đình cách mạng. Họ gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, hòa với tình yêu quê hương đất nước, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược, tay sai qua nhiều thế hệ trong gia đình ấy. Nhân vật Việt cũng vậy tiêu biểu  trẻ gan góc, tinh thần chiến đấu tiếp thu rất đáng nể.

Thân bài: Nêu nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn ” Những đứa con trong gia đình”

Truyên những đứa con trong gia đình được Nguyễn Thi viết năm 1966 khi ông đang công tác tại tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Truyện có kể về nhân vật Việt, trong một trận chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su.Việt bị thương nặng và lạc mất đồng đội. Giữa những lần ngất đi tỉnh lại, dòng hồi ức đã đưa Việt về với kỉ niệm gia đình ( ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến),… ba ngày sau đó, đồng đội tìm được Việt và đưa về bệnh viện dã chiến. Sức khoe Việt dần được bình phục. Đội trưởng Tánh giục Việt viết thư kể cho chị Chiến về chiến công của mình. Việt định viết nhưng  nghĩ thành tích của mình chưa xứng đáng.

Nhân vật Việt được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.Trên Việt là người chị Chiến cùng được hưởng nền giáo dục về tư tưởng bảo vệ cách mạng từ Ông nội, chú năm, ba má Việt đều là những con người cán bộ cách mạng trung kiên. Gia đình ấy nếu ví như dòng sông , có lẽ thế hệ trẻ của gia đình như là khúc sông sau, xa hơn cả. Trong tim họ luôn ghi nặng tình cảm gia đình vì vậy dễ hiểu Việt nhiều lần ngất đi tỉnh lại nhưng mỗi lần tỉnh lại anh lại nhớ về gia đình.

Trong hoàn cảnh đầy đau thương nước nhà bị giặc chiếm đánh, phá hoại những thôn xóm yên bình, nỗi đau ấy đã đặt chân vào gia đình Việt, Ba má đã hy sinh thì lòng hiếu thảo của Việt và người chị hai lại càng dâng cao rõ rệt trước hết là thể hiện ở mối căm thù với bọn Mỹ- Ngụy. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc một nguyện vọng chính đáng “được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba má”. Rất hào hứng đăng kí tòng quân mặc dù chưa đủ tuổi, với khí thế hừng hực.

Ở Việt, tuy mạnh mẽ là thế nhưng vẫn còn những nét rất hồn nhiên, thú vị trong tính cách có phần tinh nghịch ở cậu chàng tuổi mới lớn.Bên người luôn là cái “ ná thun nhỏ để bắn chim hồi nhỏ”.Có điệu cười “lỏn lẻn” rất dễ thương. Tuy là một chàng lính đứng trong hàng quân ngũ, Việt thú thật “ anh không cảm thấy sợ vết thương đau nặng, mà chỉ sợ bóng đêm buông, và sợ ma nhát”. Sự tranh giành nhỏ từ những vụ bắt ếch được nhiều hay ít, đến công việc nhà, lớn hơn chút còn để chị chiến phải nhường vì đòi hỏi công nhận thành tích bắn tàu chiến giặc và  hơn nữa còn được chú Năm ghi chiến công vào cuốn sổ gia đình.

Đêm ghi danh tòng quân đầy xúc động,vẫn hài hước với phần giành nhau đi bộ đội.Còn ngây thơ, vô tư, hiếu động lại là  con trai, là em quen được chiều chuộng nên mọi việc đều “ Ỷ lại, phó mặc tất cả” cho chị, vô lo vô nghĩ ngược hẳn với sự chu toàn của bà chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách nghiêm túc, Việt vẫn vô tư “Lăn kềnh ra ván cười khì khì” và cứ ậm ừ cho qua chuyện, vừa nghe vừa “ chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết” luôn để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Nhưng Anh chàng ấy trong thâm tâm luôn là người rất biết yêu thương chị,  không tránh khỏi sợ mất chị nên Việt dù có hay chia sẻ, tâm sự và là người hòa đồng với bạn bè nhưng chẳng bao giờ nhắc đến chị gái và giấu đi như của riêng.

Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả, Câu chuyện được tiếp nối qua dòng hồi ức chập chờn của nhân vật nhưng đầy tính chân thật, cảm động. Khi tỉnh dậy lần thứ nhất, Việt nhớ và thương má “Ước gì bây giờ lại được gặp má… má sẽ ghé lại xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn” kỉ niệm ùa về đầy xúc động nghẹn ngào. Đến cả cái ngày trước khi lên đường nhập ngũ, Việt nhớ cả cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, nhớ như in nét mặt, câu từ của chị Chiến: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về” chỉ riêng chi tiết này có thể thấy cả hai chị em đều là những người con rất chu đáo với hương hồn má trước khi đi xa,họ làm vậy   để yên tâm chiến đấu, là lời hứa trước linh hồn má với niềm tin  chiến thắng vào Cách mạng. Việt còn thương Chú Năm, nhớ giọng hò “đục và tức như gà gáy”… Những hình ảnh, dòng suy nghĩ trên tuy không nhiều và rõ nhưng nhấn mạnh rằng tình cảm sâu nặng với gia đình trong tim Việt không bao giờ thay đổi, khắc họa chân dung con người Việt Nam trong chiến đấu.

Tất cả dồn nén lại, và trách nhiệm của anh thể hiện “ Mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai” khiến anh thêm dũng cảm, gan góc, bước vào cuộc chiến với tâm thế ngửng cao đầu. Anh đã dành được nhiều chiến công như diệt được xe tăng bọc thép của địch trong trạn đánh giáp lá cà.Và một điều quan trọng hơn cả là thế hệ cha chú Việt đánh giặc nhưng vẫn lo tránh giặc, còn anh ngay cả khi có một mình, bị thương rất nặng, người toàn thân đầy máu me, sắp lả đi vì đói khát, Việt vẫn trong tư thế đàng hoàng từ người chiến sĩ kiên cường, vẫn là người đi tìm giặc : “Tao sẽ chờ mày…Mày có bắn thì tao cũng băn được mày…Chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Tay anh dù chỉ còn một ngón cử động được, lúc nào cũng bỏ vào cò súng sẵn sàng chiến đấu. Qua đây ta có thể thấy hình tượng một tinh thần bất khuất ,quyết tử cho tổ quốc quyết sinh tuyệt vời của bao thế hệ trẻ trong những năm đánh Mĩ.

Nhân vật Việt là một thành công của tác giả trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tuy còn trẻ, vẫn ẩn nét đáng yêu nhưng tầm vóc trong cách suy nghĩ,cách đánh giặc, lòng quả cảm, hăng hái thì cũng không kém cạnh thế hệ cha chú mình. Cách Việt tiếp nối, phát huy đã làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc của gia đình, tạo nên truyền thống chung lan tỏa của cả dân tộc.

Kết bài: Bài văn nêu nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn ” Những đứa con trong gia đình”

Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình nhà văn đã miêu tả hết những vẻ đẹp thông điệp giản dị gửi gắm qua mỗi con người trong một gia đình cách mạng. Và phát hiện nguồn gốc sức mạnh quật cường của mỗi người anh hùng không chỉ của Việt Nam mà trên thế giới có lẽ chính là từ gia đình họ. Đồng thời khí tiết của những con người như Việt người mà tác giả tâm dắc đưa lên trở thành gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến, sẽ là dấu ấn với mỗi độc giả dù có trải qua bao nhiêu năm vẫn nhớ về.

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.
  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com