Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com

Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió

Đánh nhau với cối xay gió là những câu văn, dòng chữ ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả nhưng đằng sau sự chế giễu là sự đề cao một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực và yêu đời.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Tình thái từ

 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Xéc-van-tét (1547 – 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông viết tiểu thuyết Đôn Ki-hô-têkhi thời đại của lối sống hiệp sĩ đã qua rồi. Trong thời đại công nghiệp, không ai còn sống theo kiểu đó nữa. Tuy nhiên, trong xã hội lúc bấy giờ, không ít người nuối tiếc quá khứ một thời, cố bám víu lấy nó bằng cách xây dựng cho mình những ảo vọng, những lí tưởng phù du, xa rời thực tế. Họ say mê đọc những cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ được bày bán nhan nhản trên hè phố khiến cho đầu óc ngày càng mê muội. Xéc-van-tét nhận thấy rõ căn bệnh xã hội này và tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê ra đời là một thông điệp của nhà văn trước hiện tượng đó.

2. Về tác phẩm:

a) Xéc-van-tét viếtĐôn Ki-hô-têkhông phải để ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Ông sáng tác một tác phẩm theo đúng kiểu tiểu thuyết hiệp sĩ nhưng đọc lên ai cũng hiểu ông muốn nói gì. Ông xây dựng một nhân vật hiệp sĩ già nua (dấu hiệu của sự hết thời), đầu óc chứa đầy những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế, do đó không sao thực hiện nổi bởi lực bất tòng tâm và hoàn cảnh xã hội cũng không còn như trước nữa. Những thất bại liên tiếp trong trạng thái u mê của nhân vật này chính là lời cảnh tỉnh đối với những người chỉ thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.

b) Cuộc tranh luận giữa một bộ óc quá giàu tưởng tượng và một bộ óc hoàn toàn bình thường đã soi tỏ rất nhiều vấn đề về nhân vật chính của tác phẩm. Những chiếc cối xay gió – vật dụng đích thực do con người tạo ra nhằm khai thác nguồn năng lượng thiên nhiên thời bấy giờ nào có thiếu gì? Xan-chô vốn là một nông dân, hẳn chưa từng đọc một cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ nào, lão chẳng thấy gì khác lạ ở những chiếc cối xay gió đó cả. Vì thế, với lão, cối xay gió thì vẫn chỉ là cối xay gió mà thôi!

c) Bỏ qua những lời can ngăn của giám mã, Đôn Ki-hô-tê thúc con “nghẽo” còm (tác giả có lần gọi như thế vì nó quá gầy) xông vào đánh nhau với những chiếc cối xay.

d) Bằng thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để đến từng chi tiết, từng câu chữ, tác giả đã làm nổi bật hai tính cách đối lập: một quá thực tế đến mức thô thiển, một quá lãng mạn đến mức viển vông. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật sự phi lí trong suy nghĩ và hành động của nhân vật Đôn Ki-hô-tê nhằm phê phán tính chất ảo tưởng, mơ hồ trong suy nghĩ và hành động của lão.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt:

Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: “con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”.

2. Cách đọc:

Đọc đoạn trích này cần chú ý:

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.
  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com