Top 6 Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) lớp 8 hay nhất

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com

Trong bài học trước, chúng ta đã học hành động nói là gì và các kiểu hành động nói. Tiết học Hành động nói (tiếp theo), các bạn sẽ tìm hiểu cách thực hiện các hành động nói và các kiểu câu: nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán đều tương ứng với những kiểu hành động nói nhất định. Vậy hành động nói được biểu hiện như thế nào, phần củng cố khái niệm về hành động nói và phân biệt hành động nói trực tiếp, hành động nói gián tiếp có gì cần chú ý? Cách rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp ra sao? Đó là mục tiêu mà tiết học cần đạt được. Mời các bạn tham khảo mốt số bài soạn Hành động nói (tiếp theo) mà Dethihsg247.Com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung lên lớp.

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 1

I. Cách thực hiện hành động nói.

Câu 1: Câu 1: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 2: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 3: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 4: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)
Câu 5: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)

Câu 2. Các kiểu câu thực hiện hành động nói.

– Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

– Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

– Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

– Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước, gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có.

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khơi dậy trong quân sĩ, tướng sĩ tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chỉ rõ ra thú vui của tướng sĩ là sai trái, không giúp ích cho nước nhà.

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khẳng định chắc chắn không ai có thể vui vẻ được

– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

Mục đích khẳng định sự đớn hèn, nhục nhã, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục cho đất nước

Bài 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Đoạn trích thứ nhất

– Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

– Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

b, Đoạn trích thứ hai

– Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Bài 3 (trang 72 Ngữ Văn 8 tập 2):

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

– Song, anh cho phép em mới dám nói.

(Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

(Lời nói bề trên, hách dịch)

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

(Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

– Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

(Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

+ Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự

+ Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

+ Bộc lộ được mục đích lời hỏi

Em nên dùng cách hỏi: “Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Trong một quán ăn khi có người đề nghị “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị được không ạ?

b, Ta có thể chọn cách đáp lại:

c, Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 2

Phần I: CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

Câu 1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích dưới đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng dưới.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4)Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5)Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Trả lời:

Câu 1: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 2: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 3: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 4: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)

Câu 5: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)


Câu 2. Lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động nói.

Trả lời:

Tham khảo bảng sau.

Nghi vấn: Dấu + ở mục đích hỏi

Cầu khiến: Dấu + ở mục đích điều khiển, hứa hẹn

Cảm thán: Dấu + ở mục đích bộc lộ cảm xúc

Trần thuật: Dấu + ở mục đích trình bày

Chú thích: Dấu (+) dùng để chỉ mục đích chính, chức năng chính mà kiểu câu biểu đạt. Dấu (-) dùng để chỉ những mục đích gián tiếp mà kiểu câu có thể biểu đạt.

Phần II: LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy dùng làm gì. Vị trí của từng câu trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó.

Trả lời:

– Tự thống kê các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ (chú ý dựa vào các dấu hiệu như dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn).

– Những câu nghi vấn đứng ở cuối các đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều đã được nêu ra trong câu ấy, đoạn ấy.

– Còn các câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn thường dùng để nêu vấn đề.


Câu 2. Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

a)

– Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

– Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

– Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.

– Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

Trả lời:

– Các câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các ví dụ trên là những câu in đậm.

– Việc dùng câu trần thuật với mục đích cầu khiến theo cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng làm cho người nghe (quần chúng) cảm thấy gần gũi với chính người đang ra lời kêu gọi từ đó thấy được nhiệm vụ mà vị lãnh tụ giao cho cũng chính là nguyện vọng của bản thân.


Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

– Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

– Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

– Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.

Câu 4 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nên dùng câu nào để hỏi người lớn trong những câu dưới đây?

a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.

c) Bưu điện ở đâu, hả bác?

d) Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!

e) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Trả lời:

Các câu nên chọn là (b) và (e).


Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong quán ăn, một người nói với một người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

a) Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.

b) Trả lời người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”

c) Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”,…).

Trả lời:

Nên chọn cách ứng xử (c).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 3

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cách thực hiện hành động nói

Câu 1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dâu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng tổng hợp kết quả bên dưới.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đề được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phỉa ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Trả lời

Câu 1: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 2: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 3: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)
Câu 4: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)
Câu 5: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)

Câu 2. Dựa vào cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu kiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Nghi vấn: Dấu + ở mục đích hỏi

Ví dụ: Hôm nay là thứ mấy? Vẫn chưa đi học à? Con sẽ đi học bây giờ được chứ? Trời đẹp không?
Cầu khiến: Dấu + ở mục đích điều khiển, hứa hẹn
Ví dụ: Đi học đi.
Cảm thán: Dấu + ở mục đích bộc lộ cảm xúc
Ví dụ: Trời đẹp quá!
Trần thuật: Dấu + ở mục đích trình bày

Ví dụ: Hôm nay là thứ hai. Nó đi học rồi. Em sẽ đi học. Trời đẹp.

Ghi nhớ

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (Cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập 1: Trang 71 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng để làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?

Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? – Mục đích nói: Trình bày (Khẳng định tấm gương trung quân liệt quốc, anh hùng dân tộc thời nào cũng có)
Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui vẻ phỏng có được không? – Mục đích nói: Điều khiển (Đánh đuổi được giặc rồi thì các ngươi có muốn không vui cũng không được)
Vì sao vậy? – Mục đích nói: Hỏi
Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? – Mục đích nói: Điều khiển (Không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nếu hèn hạ. Hãy hành động đi!)
Vị trí của các câu: Đứng cuối một đoạn văn, sau khi đã đưa ra các dẫn chứng, phân tích hành động, thiệt – hơn. Các câu nghi vấn vang lên như để các binh lính tự hỏi lòng mình, tự trả lời để có những hành động và suy nghĩ đúng đắn. Đây cũng là tài dùng người của Trần Quốc Tuấn.

Bài tập 2: Trang 71 sgk Ngữ Văn tập hai
Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.
a) Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Hề còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng liên tục tấn công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.
Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.
(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)
b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, cho Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
(Di chúc)
Bài làm:
Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích:
Đoạn a: Câu 1,2,4
Đoạn b: Câu 2
Tác dụng: Bác thường sử dụng những câu trần thuật để kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bởi việc sử dụng các câu trần thuật không tạo cảm giác áp bức, bắt buộc mà gợi sự giản dị, gần gũi như đang trò chuyện để đánh động vào tấm lòng yêu nước của con dân Việt Nam.

Bài tập 3: trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
Dề Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
– Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này…Song anh có cho phép em mới dám nói…
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dề Choắt nhìn tôi mà rằng:
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phưu lưu kí)
Bài làm:
Các câu cầu khiến trong đoạn trích:
…Anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Dế Choắt)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Dế Mèn)
Mỗi câu đều cho ta thấy được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện ấy:
Tính cách:
Dế Mèn là một kẻ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình. Trái lại Dế Mèn còn bắt nạt, chế nhạo họ.
Dế Choắt là một người sức khỏe không được tốt, tính tình hiền lành, an phận
Mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
Dế Choắt với Dế Mèn: Yếu thế hơn, muốn nhờ vả, cầu cạnh nên tìm cách nói khó để được Dế Mèn giúp đào một cái ngách sang tổ của Dế Mèn
Dế Mèn với Dế Choắt: Dế Mèn tự cho mình là bề trên, khỏe mạnh hơn nên trịch thượng, khinh thường Dế Choắt. Dế Choắt còn chưa nói hết câu, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh thường, mắng xối xả rồi bỏ về không thèm bận tâm.

Bài tập 4: Trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Trong các cách hỏi đường dưới dây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?
a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu ạ.
c) Bưu điện ở đâu, hả bác?
d) Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
Bài làm:
Em có thể dùng các cách (a),(b),(e) để hỏi người lớn

Bài tập 5: Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
a) Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia
b) Trả lời người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
c) Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (Hoặc “Mời chị”, “Mời bác”,…)
Bài làm:
Người nghe nên chọn hành động (c): Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (Hoặc “Mời chị”, “Mời bác”,…)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 4

I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

Câu 1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật sau:

(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được… dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi… trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta… trưng bày. (5) Nghĩa là… công việc kháng chiến.

Xác định mục đích nói bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp (-) vào ô không thích hợp:

Câu 1: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 2: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 3: Dấu + ở mục đích trình bày (còn lại là dấu trừ)

Câu 4: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)

Câu 5: Dấu + ở mục đích điều khiển (còn lại là dấu trừ)

Câu 2. Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Nghi vấn: Kiểu hành động nói để hỏi

– Bạn đã làm xong các bài tập chưa’?

Cầu khiến: Kiểu hành động nói để điều khiển

– Con ra vườn hái cho mẹ một ít rau mồng tơi.

Cảm thán: Kiểu hành động nói để bộc lộ cảm xúc

– Hoan hô! Bà ngoại lên chơi, con thấy vui quá mẹ ơi!

Trần thuật: Kiểu hành động nói để trình bày, hứa hẹn

– Cuốn truyện này hay thật.

– Chiều chủ nhật, tớ sẽ cùng cậu đi đá bóng.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ. Hãy nêu tác dụng của chúng. Vị trí của mỗi câu có liên quan gì đến mục đích nói của nó?

Trả lời :

“Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ… đời nào không có”. Câu nàyđứng ở gần cuố đoạn dùng để khẳng định thêm vấn đề đang nói tới.

“Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Câu này đứng ở cuối đoạn văn dùng để khẳng định những cảnh đau thương tan vỡ khi nước mất nhà tan đã nói ở trên.

“Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” Câu này đứng ở cuối đoạn văn dùng để khẳng định niềm vinh hạnh khi chiến thắng.

“Vì sao vậy?”. Câu này đứng ở đầu đoạn cuối dùng để lôi kéo sự chú ý của tướng sĩ vào các lời lí giải tiếp theo.

Câu 2. Tìm các câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích của Hồ Chủ tịch và nêu tác dụng của chúng trong việc động viên quần chúng:

a) Cả bốn câu trong phần a đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến. Hình thức diễn đạt ấy làm cho lời của Bác trở nên gần gũi với quần chúng nhân dân và mỗi người đều thấy điều Bác nói chính là nhiệm vụ của mình.

b) Câu “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là… sự nghiệp cách mạng thế giới” là câu trần thuật có mục đích cầu khiến.

Hình thức diễn đạt này làm cho ai cũng thấy nguyện vọng thiết tha của Bác cũng chính là nguyện vọng của toàn dân.

Câu 3. Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Trả lời: Sau đây là các câu có mục đích cầu khiến:

Lời Dế Choắt: “Song anh có cho phép em mới dám nói”.

“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách… em chạy sang…”

Lời Dế Mèn: “Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào”.

“Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi”.

Qua các câu này, ta thấy rõ quan hệ và tính cách của hai nhân vật: Dế Choắt gầy gò, ốm yếu nên luôn tỏ vẻ nể nang, sợ hãi Dế Mèn. Dế Mèn thì khỏe mạnh, tráng kiện nên luôn kiêu căng tỏ vẻ bề trên.

Quan hệ giữa đôi bạn này là không bình đẳng.

Câu 4. Trong năm cách hỏi đường đã nêu, ta nên chọn các cách:

a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ?

c) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Trong ba cách này thì cách b và e là tỏ vẻ lịch sự, lễ phép hơn cả. Còn các cách c và d là cách nói trống không, thiếu lễ độ, không nên dùng.


Câu 5. Trong quán ăn, khi có người nhờ đưa lọ đựng gia vị một cách lịch sự, thì cũng nên trả lời một cách lịch sự: “Mời anh” hoặc “Xin mời anh”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 5

Bài tập 1: Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng để làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?

Trả lời

Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? – Mục đích nói: Trình bày (Khẳng định tấm gương trung quân liệt quốc, anh hùng dân tộc thời nào cũng có)
Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui vẻ phỏng có được không? – Mục đích nói: Điều khiển (Đánh đuổi được giặc rồi thì các ngươi có muốn không vui cũng không được)
Vì sao vậy? – Mục đích nói: Hỏi
Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? – Mục đích nói: Điều khiển (Không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nếu hèn hạ. Hãy hành động đi!)
Vị trí của các câu: Đứng cuối một đoạn văn, sau khi đã đưa ra các dẫn chứng, phân tích hành động, thiệt – hơn. Các câu nghi vấn vang lên như để các binh lính tự hỏi lòng mình, tự trả lời để có những hành động và suy nghĩ đúng đắn. Đây cũng là tài dùng người của Trần Quốc Tuấn.


Bài tập 2:
Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

Trả lời

Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích:

Đoạn a: Câu 1,2,4
Đoạn b: Câu 2
Tác dụng: Bác thường sử dụng những câu trần thuật để kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bởi việc sử dụng các câu trần thuật không tạo cảm giác áp bức, bắt buộc mà gợi sự giản dị, gần gũi như đang trò chuyện để đánh động vào tấm lòng yêu nước của con dân Việt Nam.


Bài tập 3:
Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Trả lời

Các câu cầu khiến trong đoạn trích:

…Anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Dế Choắt)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Dế Mèn)
Mỗi câu đều cho ta thấy được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện ấy:

Tính cách:

Dế Mèn là một kẻ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình.
Dế Choắt là một người sức khỏe không được tốt, tính tình hiền lành, an phận
Mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

Dế Choắt với Dế Mèn: Yếu thế hơn, muốn nhờ vả, cầu cạnh nên tìm cách nói khó để được Dế Mèn giúp đào một cái ngách sang tổ của Dế Mèn
Dế Mèn với Dế Choắt: Dế Mèn tự cho mình là bề trên, khỏe mạnh hơn nên trịch thượng, khinh thường Dế Choắt.

Bài tập 4: Trong các cách hỏi đường dưới dây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?

Trả lời

Em có thể dùng các cách (a),(b),(e) để hỏi người lớn


Bài tập 5:
Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

Trả lời

Người nghe nên chọn hành động (c)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn: Hành động nói (tiếp theo) số 6

Câu 1. Bài tập 1, trang 71, SGK.

Trả lời:

Để xác định câu nghi vấn, cần căn cứ vào kiểu cấu tạo câu, nhưng cần chú ý rằng không phải câu nghi vấn nào cũng được dùng để hỏi.

Trong bài Hịch tướng sĩ có bốn câu nghi vấn, trong đó có ba câu đứng cuối đoạn văn và một câu đứng đầu đoạn văn. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong đoạn văn thể hiện mối quan hệ giữa câu ấy với các câu đứng trước hoặc đứng sau nó. Dựa theo những mối quan hệ này, ta có thể hiểu hành động nói được thực hiện ở mỗi câu nghi vấn là hành động hỏi hay điều khiển, trình bày, bộc lộ cảm xúc.

Câu 2. Bài tập 2, trang 71 – 72, SGK.

Trả lời:

Bài tập này có hai yêu cầu : tìm những câu trần thuật thể hiện hành động cầu khiến trong các đoạn trích đã cho và nhận xét về tác dụng của hình thức cầu khiến ấy trong việc động viên quần chúng. Để thực hiện yêu cầu thứ hai, em có thể liên hệ với tứ thơ sau của nhà thơ Tố Hữu:

Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh

Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao !

Giọng của Người, không phải sấm trên cao

Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước.

(Sáng tháng Năm)

Câu 3. Bài tập 3, trang 72, SGK.

Trả lời:

Chú ý đến quan hệ giữa Dế Choắt với Dế Mèn : đó là thứ quan hệ không bình đẳng. Hơn nữa, tính cách của Dế Mèn là hợm hĩnh, hay lên mặt với Dế Choắt.

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây :

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.

(Nguyễn Trãi, Nước Đại Việt ta)

a) Hai dòng trên thể hiện hành động nói nào trong số các hành động nói sau đây ?

– Trình bày

– Hỏi

– Điều khiển

– Hứa hẹn

– Bộc lộ cảm xúc

b) Hành động nói được chọn có phù hợp với kiểu câu được diễn đạt ở trên không ?

c) Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (b), hãy cho biết hành động nói được chọn là hành động nói trực tiếp hay hành động nói gián tiếp ?

Trả lời:

Tham khảo bài tập 4, 5 Bài 23 – Hành động nói.


Câu 5. Trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có câu : Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?

a) Câu ấy được dùng để thực hiện hành động hỏi hay hành động trình bày ?

b) Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (a), cho biết hành động nói được chọn là hành động nói trực tiếp hay hành động nói gián tiếp.

Trả lời:

Tham khảo bài tập 4, 5 Bài 23 – Hành động nói.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trong bài học trước, chúng ta đã học hành động nói là gì và các kiểu hành động nói. Tiết học Hành động nói (tiếp theo), các bạn sẽ tìm hiểu cách thực hiện các hành động nói và các kiểu câu: nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán đều tương ứng với những kiểu hành động nói nhất định. Vậy hành động nói được biểu hiện như thế nào, phần củng cố khái niệm về hành động nói và phân biệt hành động nói trực tiếp, hành động nói gián tiếp có gì cần chú ý? Cách rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp ra sao? Đó là mục tiêu mà tiết học cần đạt được. Mời các bạn tham khảo mốt số bài soạn Hành động nói (tiếp theo) mà Dethihsg247.Com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung lên lớp.

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Dethihsg247.Com.vn.

Là top 3 tiêu chí mà Dethihsg247.Com.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.
  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com