Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thủy có hợp với nhau không?

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com


Trong việc cưới xin chúng ta thường xem có hợp tuổi, hợp mệnh hay không để kết hôn. Vậy vợ chồng mệnh Kim và Thủy có hợp nhau trong tình yêu hôn nhân hay không?

1. Ý nghĩa của việc hợp mệnh khi kết hôn

Việc cưới hỏi là việc rất quan trọng và theo truyền thống của người châu Á, chúng ta thường xuyên xem xét việc hợp tuổi hay không để kết hôn. Việc xem tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, tương hợp.

Người ta cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển, vợ chồng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Gia đình con cái hòa hợp, công danh tiền tài tốt, sức khỏe dồi dào.

Và ngược lại những điều trên nếu mệnh hai vợ chồng tương xung nhau. Cho nên để tránh điều xấu xảy ra cần tìm cách hóa giải để cải thiện lá số tử vi này.

Chúng ta thường xem tuổi vợ chồng xét đến chủ yếu dựa vào Âm dương, ngũ hành sinh khắc, cung phi bát trạch, nói nôm na là chỉ xem tuổi của hai người dựa vào năm sinh… Nhưng phong thủy hiện đại có xét thêm nhiều yếu tố khác nữa, dựa vào cả ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh và năm sinh của cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, có những quan điểm khác về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng, họ cho rằng những thứ đó đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Ngoài ra, khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

2. Người mệnh Kim sinh năm nào?

Theo dethihsg247.com, mệnh ngũ hành Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinhTuổiNgũ hành nạp âm
1932, 1992Nhâm ThânKiếm Phong Kim
1955, 2015Ất MùiSa Trung Kim
1984, 1924Giáp TýHải Trung Kim
1933, 1993Quý DậuKiếm Phong Kim
1962, 2022Nhâm DầnKim Bạch Kim
1985, 1925Ất SửuHải Trung Kim
1940, 2000Canh ThìnBạch Lạp Kim
1963, 2023Quý MãoKim Bạch Kim
1941, 2001Tân TỵBạch Lạp Kim
1970, 2030Canh TuấtThoa Xuyến Kim
1954, 2014Giáp NgọSa Trung Kim
1971, 2031Tân HợiThoa Xuyến Kim
3. Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Theo dethihsg247.com, mệnh ngũ hành Thủy bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

Năm sinhTuổiNgũ hành nạp âm
1936, 1996Bính TýGiản Hạ Thủy
1937, 1997Đinh SửuGiản Hạ Thủy
1944, 2004Giáp ThânTuyền Trung Thủy
1945, 2005Ất DậuTuyền Trung Thủy
1952, 2012Nhâm ThìnTrường Lưu Thủy
1953, 2013Quý TỵTrường Lưu Thủy
1966, 2026Bính NgọThiên Hà Thủy
1967, 2027Đinh MùiThiên Hà Thủy
1974, 2034Giáp DầnĐại Khê Thủy
1975, 2035Ất MãoĐại Khê Thủy
1982, 2042Nhâm TuấtĐại Hải Thủy
1983, 2043Quý HợiĐại Hải Thủy
4. Ngũ hành tương sinh tương khắc

a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:

– Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.

– Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.

– Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.

b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:

Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.

Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.

Như vậy theo quan hệ tương sinh tương khắc trên, bạn đã có câu trả lời mệnh Kim và mệnh Thủy tương sinh với nhau.

5. Vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thủy có hợp nhau trong hôn nhân không?

Mệnh Kim gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim.

Mệnh Thủy gồm có 6 ngũ hành nạp âm: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy.

Vậy hai vợ chồng mệnh Kim và mệnh Thủy có hợp với nhau trong đời sống hôn nhân hay không theo từng ngũ hành nạp âm?

a. Mệnh Thoa Xuyến Kim với mệnh Thủy:

Thoa Xuyến Kim và Giản Hạ Thủy: Đồ trang sức được nước ngầm, nước mạch trong veo để thau rửa, thì vẻ đẹp càng lung linh, rạng ngời.

Thoa Xuyến Kim và Tuyền Trung Thủy: Tương đắc vì nước suối trong thau rửa đồ trang sức nên khiến nó càng quý giá hơn.

Thoa Xuyến Kim và Trường Lưu Thủy: Kim chìm trong đại thủy, vàng bạc rơi xuống nước không thể sử dụng được. Ngũ Viên khi lập được công danh mang vàng qua sông để đền ơn cô gái từng cứu mình, nhưng không tìm thấy nhà cô, nên ném vàng ở bờ sông, sau bà mẹ cô ấy nhặt về để lo tuổi già. Ấy là quân Ngũ Viên ném ở bờ sông chứ ném xuống sông thì trời vớt.

Thoa Xuyến Kim và Thiên Hà Thủy: Chỉ hòa hợp nhẹ vì tính chất Kim – Thủy tương sinh.

Thoa Xuyến Kim và Đại Khê Thủy: Nước suối trong thau rửa tẩy ố đồ trang sức rất tốt nên hai mệnh này gặp sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp.

Thoa Xuyến Kim và Đại Hải Thủy: Kim chìm trong Thủy, đồ trang sức vào đáy đại dương chỉ để lại sự tiếc nuối của con người.

b. Mệnh Kiếm Phong Kim với mệnh Thủy:

Kiếm Phong Kim và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm, hay nước giếng trong, dùng để thau rửa, mài giũa dụng cụ tốt hơn bao giờ hết. Người mệnh Giản Hạ Thủy mềm mỏng giúp Kiếm Phong Kim bớt đi sự cương cường theo nguyên lý chịu mềm không chịu cứng. Sự phối hợp này cát lợi.

Tuyền Trung Thủy và Kiếm Phong Kim: Gươm mài bóng nguyệt là cách nói ví von. Thực ra ở những con suối có loại đá mài sắt thép sắc bén vô cùng, lại được nước suối thau rửa thì còn gì bằng. Long Tuyền là tên một loại gươm nổi tiếng được mài ở suối Long nên đương nhiên sự gặp gỡ này đại cát.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Trường Lưu Thủy: Nước chảy Kim trôi, trong sự kết hợp này sẽ khiến Kiếm Phong Kim chìm lắng, hoen gỉ, vô giá trị.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Thiên Hà Thủy: Nước mưa mang theo axit khiến dụng cụ hoen mờ, gỉ sét, hư hại, nên phối hợp tất hình khắc.

Kiếm Phong Kim và Đại Khê Thủy: Là dạng nước có thể dùng để thau rửa, mài dũa, khiến vật dụng thêm sáng, bén. Sự hội hợp này cát lợi.

Kiếm Phong Kim và ​​​​​​​Đại Hải Thủy: Kim chìm mất dạng, biển rộng mệnh mông, biết đâu mà tìm lại. Nên Kiếm Phong Kim tất bị tan biến.

c. Mệnh Sa Trung Kim với mệnh Thủy:

Sa Trung Kim và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm có tác dụng thau rửa tạp chất trong kim loại. Hai mệnh này gặp nhau tạo nên cục diện cát lợi, may mắn.

Sa Trung Kim và Tuyền Trung Thủy: Kim loại trở nên quý giá khi được nước suối thau rửa tạp chất. Hai mệnh này kết hợp sẽ thành công lớn.

Sa Trung Kim và Trường Lưu Thủy: Kim loại trong mỏ khoáng sản có thể hiển lộ dưới tác động của dòng nước, Một số kim loại quý được phát hiện, lại nhờ dòng nước thanh lọc nên tinh khiết. Hai mệnh này gặp nhau sẽ là tương lai thiên linh địa tú, vật thịnh dân phong.

Sa Trung Kim và Thiên Hà Thủy: Nước mưa có axit bào mòn, kim loại tiềm ẩn dần mòn, đay là thuộc tính hóa học và hiện tượng phong hóa trong địa lý. Hai mệnh này gặp gỡ tất lâm vào cảnh xót xa, tiếc nuối.

Sa Trung Kim và Đại Khê Thủy: Nước khe suối bào mòn địa chất, giúp kim loại hiển lộ, nó lại thau rửa tạp chất của kim loại. Hai nạp âm này gặp gỡ tất sẽ tấn tài, tấn lộc, bạo phát của cải, tích ngọc dôi kim.

Sa Trung Kim và Đại Hải Thủy: Kim chìm đáy biển. Nếu gặp gỡ, Sa Trung Kim tất thành Hải Trung Kim. Hai mệnh này gặp nhau thường bất lợi về nhiều mặt.

d. Mệnh Hải Trung Kim với mệnh Thủy:

Hải Trung Kim và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm và kim loại trong biển ít tương tác, vì thuộc tính Kim – Thủy tương sinh nên gặp may mắn nhỏ.

Hải Trung Kim và Tuyền Trung Thủy: Tương đắc, cát lợi vì nước suối luôn bào mòn múi mon, chuyên chở đất đá, có cả một lượng kim loại nữa, bổ sung nguồn kim loại cho biển khơi.

Hải Trung Kim và Trường Lưu Thủy: Trường Lưu Thủy là dòng nước lớn bồi nắp nước đại dương, theo dethihsg247.com trong quá trình lưu thông nó mang theo cả nguồn kim loại nên trong mối quan hệ này Hải Trung Kim sẽ đại cát lợi, vì được bổ sung thêm vật chất, trong đó có cả những kim loại quý và hiếm, làm phong phú về chủng loại, dồi dào về lượng cho Hải Trung Kim.

Hải Trung Kim và Thiên Hà Thủy: Có sự may mắn cát lợi nhỏ bé.

Hải Trung Kim và Đại Khê Thủy: Rất tốt vì Hải Trung Kim được bồi đắp nguồn sinh.

Hải Trung Kim và Đại Hải Thủy: Mặt biển bao la chứa chất nguồn kim loại này. Hải Trung Kim được che chở, bảo vệ.

e. Mệnh Kim Bạch Kim với mệnh Thủy:

Kim Bạch Kim và Giản Hạ Thủy: Nước ngầm có tác dụng thau rửa kim loại kiến nó sạch sẽ, sáng sủa hơn. Sự kết hợp này mở ra thái bình thịnh cảnh, sầm uất, phồn hoa.

Kim Bạch Kim và Tuyền Trung Thủy: Nước trong của con suối thau rửa khiến vàng bạc, đồ kim loại thêm sáng sủa, đẹp đẽ. Sự kết hợp này đưa lại nền tảng phúc đức, hiển vinh.

Kim Bạch Kim và Trường Lưu Thủy: Nước chảy mạnh, vàng trôi, chìm lắng. Sự kết hợp này sẽ đưa mối quan hệ của họ đi đến vực thẳm, tăm tối.

Kim Bạch Kim và Thiên Hà Thủy: Hai sự vật không có sự tương tác, sự kết hợp này mang lại cát lợi nhỏ di thuộc tính ngũ hành tương sinh.

Kim Bạch Kim và Đại Khê Thủy: Kim loại chìm đáy nước, để lại trong lòng người sự tiếc nuối.

Kim Bạch Kim và Đại Hải Thủy: Kim loại rơi vào đáy biển, để lại sự tiếc nuối cho chủ nhân của nó. Sự kết hợp này không ai mong đợi.

g. Mệnh Bạch Lạp Kim với mệnh Thủy:

Bạch Lạp Kim và Giản Hạ Thủy: Khiến cho quá trình luyện kim không được thuận lợi, sản phẩm tạo ra kém chất lượng. Hai mệnh này không nên kết hợp.

Bạch Lạp Kim và Tuyền Trung Thủy: Kim loại nóng chảy không cần nước, mà nó cần nhiệt độ. Sự kết hợp này khiến quá trình này dang dở, bế tắc.

Bạch Lạp Kim và Trường Lưu Thủy: Hai nạp âm này hình khắc, vì kim loại nóng chảy trong quá trình nhiệt luyện cần nhiệt độ mà kỵ nước. Sự kết hợp này đưa lại sự u buồn, khó khăn.

Bạch Lạp Kim và Thiên Hà Thủy: Hai nạp âm này hình khắc mạnh. Kim loại nóng chảy mà gặp nước mưa tất sẽ dang dở quá trình. Cuộc hội ngộ này không mang lại điều mong đợi.

Bạch Lạp Kim và Đại Khê Thủy: Trong quá trình luyện kim kỵ nhất gặp tạp chất, nước suối không tốt với quá trình này. Sự kết hợp hai mệnh thường dở dang, ngang trái.

Bạch Lạp Kim và Đại Hải Thủy: Cây dương liễu gặp nước biển mặn chát tất vàng úa, khô héo, hết sự sống, thậm chí nó trôi dạt vô định, lênh đênh trên biển, không định tương lai, sự kết hợp này mở ra cảnh tiêu điều, bi thương.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Theo dethihsg247.com!

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.
  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com